Nhà trưng bày Bảo tàng Đồng Tháp

Thứ ba - 17/10/2017 17:18
Nhà trưng bày Bảo tàng Đồng Tháp được khởi công xây dựng ngày 26/6/1999 và khánh thành ngày 29/12/2000, với lối kiến trúc Đông - Tây kết hợp, nằm hòa quyện trong không gian cây xanh, mặt tiền hướng ra bờ sông Cao Lãnh, yên tĩnh và thơ mộng, làm tăng thêm sự thư giãn, thoải mái cho du khách khi tham quan Bảo tàng. Nhà trưng bày có 2 tầng, tổng diện tích trưng bày khoảng 1.500m2, với 1.288 hiện vật gốc và nhiều tài liệu khoa học thể hiện các chuyên đề chính: Thiên nhiên – đất nước – con người Đồng Tháp; Đồng Tháp trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Hãy đến với Bảo tàng Đồng Tháp để hiểu thêm về lịch sử, con người và vùng đất sen hồng.
Hãy đến với Bảo tàng Đồng Tháp để hiểu thêm về lịch sử, con người và vùng đất sen hồng.

 + Thiên nhiên – Đất nước – Con người Đồng Tháp

  Với phương pháp trưng bày mang tính chuyên nghiệp thẩm mỹ, kết hợp hài hòa giữa hình ảnh, hiện vật gốc đã thiết kế thành các tổ hợp, mô hình giới thiệu khái quát về vùng đất, con người cũng như nếp sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần của người dân Đồng Tháp:

- Khái quát quá trình hình thành nên vùng đất Đồng Tháp: Lịch sử hình thành từ thời sơ sử cho tới ngày nay; giới thiệu khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, động thực vật của Đồng Tháp;

- Giới thiệu con người Đồng Tháp: Dân số; văn hóa tôn giáo; các nghề truyền thống; nhà ở, văn hóa nghệ thuật dân gian; các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.

ntb2
nhóm hiện vật khảo cổ về lịch sử hình thành vùng đất Đồng Tháp
 
ntb3
Các tổ hợp hiện vật về đánh bắt cá
ntb4
hiện vật về nghề rèn
ntb6
Nhòm hiện vật vè nghề trồng lúa

Đồng Tháp trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Với việc trưng bày hơn 100 tài liệu, hình ảnh và hiện vật đã giới thiệu khái quát hình ảnh anh hùng của quân và dân Đồng Tháp trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Từ những ngày đầu khi thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược đất nước ta vào năm 1858, cuộc sống của người dân hết sức lầm than, cơ cực. Nhiều cuộc đấu tranh diễn ra nhưng đều thất bại do chưa có một chính Đảng tiền phong lãnh đạo. Cho đến khi tổ chức Đảng Cộng Sản được thành lập (3/2/1930) đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống lại cảnh áp bức, bóc lột của thực dân Pháp.

Trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của quân và dân Đồng Tháp không thể không nhắc đến các cuộc đấu tranh tiêu biểu như: cuộc đấu tranh chính trị ngày 3/5/1930 tại Cao Lãnh; trận Chi bộ lãnh đạo du kích đánh chiếm đồn Bảo An Phong Mỹ, thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 của Tỉnh ủy Sa Đéc gắn liền với hình ảnh Bà Trần Thị Nhượng- người nữ Bí thư đầu tiên của Tỉnh ủy Lâm thời Sa Đéc, hay trận đánh tàu trên sông Sở Thượng vào năm 1949 làm thực dân Pháp phải kinh hoàng; sự hy sinh anh dũng của anh hùng liệt sĩ Phan Văn Út trong trận tiêu diệt thiếu tướng Chamson vào năm 1951. Đặc biệt là sự ra đời và phát triển Công binh xưởng Khu 8 đã góp phần quan trọng trong nhiều trận thắng tại chiến trường Khu 8.

Trãi qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Đồng Tháp đã cùng cả nước viết nên trang sử vẻ vang tô thấm thêm truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
 

ntb9
 Hộp hình: Cuộc đấu tranh chính trị ngày 3/5/1930 tại Thị Xã Cao Lãnh
ntb21
Hộp hình: Công binh xưởng khu 8 chế tạo vũ khí trong những năm kháng chiến chống Pháp
tại vùng Đồng Tháp Mười (1948-1950)
ntb 24
Tượng: anh hùng Phan Văn Út và
Hộp hình: Biệt động Sa Đéc dùng lựu đạn giết Thiếu tướng Chanson và Thủ hiến Nam phần Thái Lập Thành

Đồng Tháp trong cuộckháng chiến chống Mỹ

Với trên 200 tài liệu về hình ảnh và hiện vật được trưng bày đã đã tái hiện được phần nào về cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ mà nhân dân Đồng Tháp trãi qua để giành lấy nền độc lập cho dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Mở đầu bằng hiệp định Geneve đã chia cắt nước ta thành hai miền Nam – Bắc. Tỉnh Long Châu Sa được chọn là điểm tập kết của Khu 8. Tháng 11/1954, Ngô Đình Diệm ra sức xây dựng ở miền Nam chế độ độc tài phát xít cực kỳ tàn bạo, chúng gây nên nhiều vụ bắn giết, cướp bốc, thảm sát, điển hình như vụ thảm sát 42 người ở Bình Thành – Thanh .

Ngày 26/9/1959 nhân dân Đồng Tháp thật sự hân hoan khi lần đầu tiên tiểu đoàn 502 ra quân đã đánh thắng trận phục kích Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung, phát huy thắng lợi các chiến sĩ của ta đã giành nhiều trận thắng lớn như: diệt đồn Vinh Huê ở xã Thanh Mỹ vào ngày 25/12/1959. Cuộc tấn công vào sân bay Tân Tịch ngày 18/7/1966 … hay điển hình là trận đánh 37 tàu trên kênh Nguyễn Văn Tiếp B gắn liền với tên tuổi anh hùng Nguyễn Minh Trí – người bắn 9 quả B41 làm chìm 07 tàu địch. Nhưng trong những niềm vui to lớn ấy ngày 2/9/1969 nhân dân Đồng Tháp cùng cả nước phải chịu sự đau thương mất mát to lớn -  sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Ngày 27/1/1973 hiệp định Pari được ký kết, nhưng bọn đế quốc Mỹ đã vi phạm hiệp định tiếp tục mở những cuộc càn quét, lấn chiếm, di dân ... Nhưng với tinh thần và ý chí quyết tâm thắng Mỹ, nhân dân ta cùng bộ đội  đã giành nhiều trận thắng lớn điển hình như trận đánh xã Mỹ Thọ, trận ở Kinh Ba – Mỹ Điền …

Và cuối cùng là sự dốc sức toàn lực lượng của quân và dân ta đã làm nên thắng lợi ở chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Kết thúc thắng lợi 30 năm liên tục bền bỉ và anh dũng chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, đưa cả nước bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
 

ntb13
Tranh: Trận đánh Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung vào ngày 26 tháng 9 năm 1959.
2 20
Nhân dân Đồng Tháp truy điệu Bác Hồ ngày 3/9/1969
20BTdongthap03
Tượng : Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Minh Trí 
một góc tb
Một góc trưng bày trong kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Đồng Tháp
hiện vật
Một số hiện vật là chiến lợi phẩm ta đã thu được trong chiến tranh

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

banner CDS
banner CDS
banner CDS
TKVB
 
QPPL
1022
TCD
BVHTTDL
CTTDTDT
LCT
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay2,402
  • Tháng hiện tại26,934
  • Tổng lượt truy cập1,132,234
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây