NGHỀ DỆT CHIẾU

Thứ hai - 08/04/2024 20:57
Dệt - đan chiếu thảm từ cây lát là một trong những nghề thủ công truyền thống được hình thành, phát triển trên 100 năm ở tỉnh Đồng Tháp.

Làng dệt chiếu thảm Định Yên – Định An hàng năm sản xuất hàng triệu sản phẩm, tiêu thụ khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ. Làng nghề truyền thống này đã hình thành từ trên 100 năm tuổi và là điểm thu hút khách du lịch tham quan của tỉnh Đồng Tháp. Vào ngày 09/9/2013 Nghề Dệt chiếu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đồng tháp là tỉnh nông nghiệp, nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu, thủy văn điều hòa; giao thông thuận lợi cả về đường bộ lẫn đường thủy, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Nơi đây có tiềm năng lớn về sản xuất lương thực, thực phẩm, công nghệ chế biến và xuất khẩu...vv… Đồng Tháp không chỉ là quê hương của đồng lúa, vườn cây mà còn là nơi có nhiều làng nghề truyền thống. Đó là dấu ấn sản phẩm vật chất, tinh thần của lưu dân người Việt từ Đàng Ngoài vào khai hoang, lập nghiệp trên vùng đất phương Nam, tạo dựng cuộc sống mới.

Với nguồn lợi thiên nhiên động, thực vật phong phú, đất đai phì nhiêu lưu dân đi mở cõi đã biết tận dụng khai thác những sản vật sẵn có phục vụ cuộc sống. Với cây tre: măng thì làm thức ăn, tre non thì làm lạt lợp nhà, tre già làm ngư cụ, dụng cụ sinh hoạt gia đình: sàng, nia, lờ, lợp...vv…; cây bàng (cỏ bàng) làm đệm, nóp; cây lác (cói) dệt chiếu. Nổi tiếng có chiếu Định Yên, Định An (LấpVò)...

Trong những nghề truyền thống đó, nghề dệt chiếu ở xã Định Yên, Định An huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã tồn tại và phát triển hơn 100 năm qua. Làng chiếu thường nằm gần vùng nguyên liệu là cây lác. Cây lác trước mọc dại, lần hồi được gây trồng. Lác trồng có hai loại: lác bông trắng (lác voi) có năng suất cao nên được trồng nhiềulác bông nâu thích hợp trồng nhất là đất phù sa ven sông hay ven biển nước lợ.

Xã định Yên thuộc huyện Lấp Vò nằm ở Tả ngạn sông Hậu theo hướng Đông Nam cách trung tâm huyện Lấp Vò khoảng 7km. Theo truyền thuyết địa phương: ông Phan Văn An là người đầu tiên khai hoang lập ấp và chiêu dẫn an cư lạc nghiệp vùng này. Để ghi nhớ công ơn người đi trước, người dân nơi đây ghép tên của ông với chữ Định để đặt tên cho làng, vì kỵ húy nên đọc An thành Yên. Do đó làng có tên là Định Yên. Đa số người dân nơi đây sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và dệt chiếu truyền thống. Năm 2003, xã Định Yên được Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp công nhận 4/4 ấp là làng nghề, với 3.000 hộ hoạt động có liên quan đến nghề dệt chiếu. Dođịa hình thuận lợi nằm cặp sông Hậu có nhiều cồn, bãi bồi do phù sa bồi đắp, nên vùng đất Định Yên thích hợp cho cây lác phát triển.

Về nguyên liệu cây lác, lác trồng (cấy) một lần có thể thu hoạch 10 năm. Khi lác cỗi mới cấy lại. Chăm sóc tốt có thể thu hoạch 03 mùa trong năm. Lác mùa là vụ chính, thu hoạch khoảng sau tết âm lịch (giữa tháng giêng). Lác lợi thu hoạch khoảng tháng tư, lác số thu hoạch khoảng tháng chín, tháng mười.Lác chủ yếu có các giống sau:Lác voi, Lác hến, Lác gon. Khi thu hoạch về, từng nhóm năm ba nhà cùng nhau chẻ lác vần công. Ngày xưa, chẻ bằng tay, dùng dao nhọn xuyên mũi qua phần gốc lác rồi kéo dài đến cuối ngọn. Ngày nay việc chẻ lác được cải tiến, dùng máy chẻ chạy mô tơ điện nên năng suất đạt nhanh hơn gấp nhiều lần. Lác chẻ xong đem phơi từ 2- 3 nắng tốt gọi là trúng nắng hay no nắng, lác khô có màu trắng xanh, sáng đẹp dùng dệt chiếu trắng. Nếu không trúng nắng hoặc do lác xấu thì cọng lác có màu vàng sẫm, dùng nhuộm màu dệt chiếu bông.

Sau khi phơi xong, người thợ phân loại từng bó dùng dệt các cỡ chiếu khác nhau. Lác dài 1,6m dùng dệt chiếu nhứt (khổ dọi); dài 1,5m dùng dệt chiếu nhì; dài 1,4m dùng dệt chiếu ba đủ; dưới 1,4m dùng dệt chiếu ba bớt; còn lại thì dệt các loại chiếu lỡ...

Khi dệt chiếu bông (có hai loại: bông in và bông dệt), những cọng lác phải qua khâu nhuộm phẩm màu. Tùy theo từng loại chiếu mà nhuộm màu cho từng bó lác, sau đó phải đem phơi cho khô rồi mới dệt, có bốn màu chủ đạo là: đỏ, vàng, xanh (xanh két), tím. Lò nhuộm được xây như lò tráng bánh, nhưng ống khói cao đểđứng nhuộm không bị khói cay mắt. Chảo nhuộm có đường kính từ 0,7m – 0,8m khi nước đun sôi thì bắt đầu pha màu. Đây cũng là khâu cần kinh nghiệm khéo léo, sao cho có màu tươi đẹp, bền không phai. Đỏ thì gọi làmàu sắthay màu Huê Kỳ. Màu xanh thì pha chút màu vàng cho tươi tắn. Màu vàng đậm thì cho thêm một chút sắt. Màu tím thì khi bắt nước lên phải khuấy cho thật đều... Nguyên liệu bột màu xưa, dùng các loại lá rừng ngâm, ủ rồi pha chế thành các loại màu theo yêu cầu sử dụng. Ngày nay thìmua ở các tiệm phẩm màu (công nghiệp) tại địa phương (chợ Định Yên), hoặc có thể mua ở tận chợ hóa chất trên Chợ Lớn, Sài Gòn.

Dệt chiếu phải có trân mà để có trân dệt chiếu thì phải trồng bố (hiện nay chỉ vải thay thế dần nguyên liệu bố làm trân để dệt). Bố được gieo trồng trên những thửa ruộng gò, trồng lúa năng suất kém. Ngày trước se trân thủ công bằng cái xa quay, mỗi người làm chừng 2 ngày mới được một cân trân (600gr). Ngày nay dùng mô tơ điện xe nên nhanh hơn gấp nhiều lần. Trân xe khéo chắc, nhuyễn sử dụng khoảng 200gr có thể dệt được một chiếc chiếu.

Cây lác, cây bố là nguyên liệu không thể thiếu cho nghề dệt chiếu, nên từ xưa đến nay, nhiều gia đình mơ ước có được một công lác, 2 công bố là có thể sống khỏe cả năm.

Dệt chiếu là khâu để cho ra thành phẩm, từng chiếc chiếu. Khung dệt (gồm 04 trụ thường bằng cọc tre, hai thanh ngang để mắc trân, 01 bàn dập, 01 ghế dài bắc ngang khung dệt và cây chuồi bằng trúc hay thanh gỗ chuốt dài theo khổ chiếu muốn dệt) được bày ra ngay bên chái nhà, chỗ thuận tiện thoáng máthoặc có thể tổ chức thành một nơi sản xuất chuyên biệt. Diện tích tối thiểu có thể sử dụng dệt chiếu là 2,5m x 4m đối với những hộ dệt đơn lẻ.

Muốn dệt chiếu (thủ công) ta dùng 04 cọc cắm xuống đất cố định theo khổ chiếu, buộc 02 thanh ngang vào bốn đầu trụ, buộc đầu trận vào thanh ngang, xuyên từng sợi trận đều qua các lổ khung dập đến khi hoàn tất, thì có thể dệt chiếu.

Dệt chiếu cần đến hai người. Khung dệt được bắt trân dài ngắn khác nhau, tùy theo khổ chiếu muốn dệt, dưới có ghế dài kê ngang một người ngồi trên đó kéo bàn dập, dập sát cọng lác vừa được người ngồi ở dưới chuồi vào kẻ trân, cứ thế tiếp tục cho đến khi hoàn thành một chiếc chiếu. Từ lâu sản phẩm của làng chiếu Định Yên thường có cácloại:

Chiếu vảy ốc là loại chiếu dày, chắc, bền ngày trước ưa dùng.

Chiếu bông gồm có: bông in và bông dệt.

Chiếu con cờ có các ô hình vuông như bàn cờ, hoặc hình quả trám...

Chiếu trắng thường, là loại trơn, mỏng dùng thông dụng trong mọi gia đình. Chiếu cổ, loại này thường có khổ 0,5m – 1,5m, in hoa văn khi dệt phải lấy cho khéo. Chiếu này dùng trải trên bàn thờ hay đặt giữa bộ ván ngựa để dọn cổ (bày mâm) cúng kiến ông bà, tổ tiên trong ngày giỗ tết...

Nghề dệt chiếu tuy thăng trầm vất vả nhưng người dân Định Yên với nghề cha truyền con nối vẫn một lòng cần mẫn để tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề truyền thống.

Từ những năm 1920cho đến trước 1954, nghề dệt chiếu ở Định Yên phát triểnnên ghe thương hồ chở bán khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, lên đến Nam Vang (Campuchia). Chính nhờ sự thanh mậu của nghề dệt chiếu thời kỳ này mà chợ phiên mua bán chiếu xuất hiện và tồn tại đến ngày nay. Xưa, Chợ chiếu được họp từ lúc nữa đêm (đêm sau trễ hơn đêm trước một giờ do theo con nước lớn), bạn hàng gần xa tụ họp về, những ngọn đèn dầu cá, đèn Huê kỳ (dầu lửa) đủ sáng cho người mua, kẻ bán.Nhiều người quen gọi chợ ma”. Chợ này xuất hiện và duy trì vì nó phù hợp với công việc nghề dệt chiếu, con nước lớn, ròng và sinh hoạt của địa phương. Ban ngày, mọi ngườinhất là nữ giới đều bận rộn với công việc: se trân, phơi, nhuộm lác, dệt chiếu... Chiếu dệt xong đem bán, đi chợ mua thức ăn, về đến nhà trời vừa hừng sáng, lại bắt đầu công việc cho một ngày mới.

Tìm hiểu về việc cúng tổ nghề, tuy được biết nghề dệt chiếu ở Định Yên có từ lâu đời nhưng không ai biết vị tổ nghề là ai. Chỉ biết hàng năm vào 27,28 tháng chạp âm lịch, các khung dệt chiếu được thu dọn gọn gàng, lau chùi sạch sẽ, thợ chiếu nghỉ ăn tết. Ra giêng, khoảng mùng7, mùng8 thì cúng ra nghề. Còn qua tìm hiểu tư liệu thì từ xa xưa ở xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã nổi tiếng trong và ngoài tỉnh với những sản phẩm chiếu Hới bóng bẩy mượt mà. Sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới là niềm tự hào của người dân nơi đây. Theo những người cao tuổi trong làng kể lại, nghề dệt chiếu Hới có từ thời Tiền Lê (thế kỷ X-XI), rồi phát triển mạnh vào thời Hậu Lê (thế kỷ XV). Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (là người làng Hải Triều, huyện Ngự Thiêm, phủ Tân Hưng nay là huyện Hưng Hà). Ông thi đỗ Trạng nguyên khoa thi Tân Sửu, niêu hiệu Hồng Đức năm thứ12,làm quan tới chức Thượng thư. Khi ông lớn lên, làng Hới đã có nghề dệt chiếu từ lâu. Nhưng chiếu dệt khung đứng, không có ngựa đỡ sợi nên chiếu không đẹp. Có lần ông đi sứ sang Trung Quốc, khi qua vùng Ngọc Hà, Châu Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết kỹ thuật dệt chiếu của người Trung Quốc. Đó là kỹ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay căng, chuồi lác nhanh hơn và chiếu đẹp hơn. Ông đã phổ biến kinh nghiệm và kỹ thuật dệt mới cho người dân. Ông cho cải tiến khung dệt. Nhờ vậy, chiếu Hới đẹp hơn và nổi tiếng từ đó. Dân làng tôn ông là ông Tổ nghề dệt chiếu, gọi ông là “Trạng Chiếu”. Vì thế, có thể suy luận tổ nghề dệt chiếu ở Xã Định Yên, Lấp Vò, Đồng Tháp cùng là Trạng Nguyên họ Phạm kia chăngvà nghề dệt chiếu xuất phát từ Thái Bình do lưu dẫn mang theo trên đường khai hoang mở cõi đã truyền dạy cho người dân nơi đây.

Trải qua một chặng đường dài phát triển, nghề dệt chiếu Định Yên đã không ngừng thay đổi để tồn tại và phát triển đi lên. Hiện tại, với chủ trương khôi phục chợ chiếu Định Yên, khôi phục nét văn hóa truyền thống của địa phươngđồng thời tích cực quan tâm đến việc cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm, tin rằng sắp tới đây nghề chiếu Định Yên sẽ tiếp tục vươn xa trên con đường phát triển.

Một số hình ảnh:
 

DC 1


 

DC 2


 

DC 3


 

DC 5


 

Tác giả bài viết: PNV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

banner CDS
banner CDS
banner CDS
TKVB
banner
QPPL
1022
TCD
BVHTTDL
CTTDTDT
LCT
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay11,212
  • Tháng hiện tại290,000
  • Tổng lượt truy cập5,460,479
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây