KHU CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN CỦA TỈNH ỦY KIẾN PHONG (KHU CĂN CỨ XẺO QUÍT – KHU DI TÍCH XẺO QUÍT) 1960 - 1975

Thứ ba - 02/04/2024 18:51
Khu di tích Xẻo Quít tọa lạc trên hai xã Mỹ Long và Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cách quốc lộ 30 khoảng 06 km, có tổng diện tích khoảng 63 héc-ta.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Căn cứ kháng chiến của Tỉnh uỷ Kiến Phong là điển hình căn cứ của lòng dân đối với Đảng, trong suốt thời gian từ năm 1960 đến 1975. Tỉnh uỷ cùng với cơ quan trực thuộc như: văn thư, cơ yếu, điện đài…vv…dưới sự che chở đùm bọc của nhân dân, hoạt động sát nách và xen kẻ với địch để giành giật từng tất đất quê hương.

Do điều kiện cực kỳ khó khăn của Cách mạng trong giai đoạn từ 1960 – 1975 địch mở nhiều chiến dịch và những trận tiến công quyết liệt để bình định miền Nam, các Tỉnh uỷ của các tỉnh khác phải sơ tán sang tận vùng biên giới Campuchia làm căn cứ hoạt động. Nhưng Tỉnh ủy và các ngành Tỉnh Kiến Phong (nay là Đồng tháp) vẫn bám trụ ở đây, vẫn đóng chốt ở “căn cứ địa nhân tâm” được lòng dân che chở nầy, là thỏi nam châm gắn bó, tập hợp các cơ quan, các ngành tỉnh, huyện quanh mình, là điểm tựa của niềm tin đối với cán bộ, nhân dân, như ngọn hải đăng đối với người đi biển ban đêm. Nhờ bám chặt chiến trường, Tỉnh uỷ Kiến Phong đã nắm chắc tình hình địa phương, lãnh đạo và chỉ đạo kịp thời, góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân dân tỉnh nhà.

Sau khi trụ lại Xẻo Quít Tỉnh uỷ phát động phong trào trồng cây gây rừng, xây dựng và bảo vệ căn cứ. Đồng chí Huỳnh Xuân Trường đội bảo vệ căn cứ chịu trách nhiệm chính. Địa hình ban đầu chỉ có rừng, lác...vv…việc sinh hoạt và làm việc trong càrèm nhưng Tỉnh ủy kiên trì bám trụ để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Những vệt tràm, gáo, trâm bầu do cán bộ, chiến sĩ, nhân dân ươm trồng dần dần bám rễ vươn lên song song đó là những tuyến công sự, hầm trú ẩn ngày càng vững chắc, kiên cố.

Nếu lấy căn cứ thường trực Tỉnh ủy làm tâm thì xung quanh, thì xung quanh căn cứ này có trên 10 đồn bót địch, tạo thành một vòng tròn khép kín. Đồn gần nhất cách khu căn cứ khoảng 01 km và đồn xa nhất cách khoảng 06 km. Trong suốt cuộc chiến tranh, Xẻo Quít là “trường bắn”, là “bãi đỗ trực thăng” của địch, là nơi máy bay B52, xe lội nước M113, thuyền bay, pháo binh kết hợp với bộ binh địch liên tục dội bom, càn quét, bắn phá vào vùng căn cứ, hòng tiêu diệt mọi sự sống trên mảnh đất này. Mỗi bông mướp vàng hay một tiếng gà gáy nếu để chúng phát hiện thì phải “đón nhận” hàng chục tấn bom pháo dội vào. Do đó cơ quan Tỉnh ủy phải đối mặt giữa sự sống và cái chết trong gang tấc. Trong hoàn cảnh khó khăn của Cách mạng như vậy nên các cán bộ lãnh đạo của Tỉnh uỷ phải kiên trì nhẫn nại chịu đựng khó khăn mới duy trì đươc cách sinh hoạt và đảm bảo được thời gian làm việc. Từ 3 đến 4 giờ sáng thì nấu ăn đến khoảng 6 giờ phải dấu hết các đồ đạc, từ 3 đến 4 giờ chiều mới trở lại căn cứ tổ chức nấu ăn để tối làm việc. Để bảo vệ an toàn cho vùng giải phóng, anh em du kích đêm đêm xuất phát luồn sâu vào vùng địch trừ khử ác ôn, việt gian hỗ trợ cho bà con nổi dậy phá kìm kẹp mở rộng vùng giải phóng. Các đội du kích cơ quan chặn đánh các cuộc càn quét, bắn rơi máy bay, đốt cháy xe tăng địch. Đơn vị C.279 (đơn vị bảo vệ Tỉnh uỷ) và địa phương quân Kiến Văn ở kinh Hội đồng Tường, rạch Bà Lương, rạch Xẻo Quít đầu ngoài đã ngày đêm chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ khu vực căn cứ cách mạng.

Nhưng nhờ tài trí thao lược, lòng kiên trì dũng cảm, chịu đựng gian khổ và sự đùm bọc che chở của nhân dân nên cơ quan Tỉnh ủy vẫn hoạt động và tồn tại đến ngày toàn thắng.

Với những dấu ấn lịch sử quan trọng đó, ngày 09 tháng 4 năm 1992 Căn cứ kháng chiến của Tỉnh ủy Kiến Phong (Xẻo Quít) đã được Bộ Văn Hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
 

XQ 1
Cổng chào Khu di tích Xẻo Quít
XQ 2
Đường dẫn vào nơi làm việc cơ quan Tỉnh ủy Kiến Phong trong kháng chiến 
XQ 3
      Công sự nỗi hình chữ A
XQ 4
                                      Hệ thống rừng tràm trên 50 năm tuổi
QX 5
Nhà ở của đồng chí Nguyễn Đắc Lộc, Phó Văn phòng Tỉnh ủy (1973 – 1975)

Tác giả bài viết: PNV

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

banner CDS
banner CDS
banner CDS
TKVB
banner
QPPL
1022
TCD
BVHTTDL
CTTDTDT
LCT
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay11,221
  • Tháng hiện tại290,009
  • Tổng lượt truy cập5,460,488
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây