TRẬN ĐÁNH TÀU TRÊN SÔNG SỞ THƯỢNG VÀ VÀM CÁI LÁCH

Thứ ba - 02/04/2024 19:27
Sau thất bại chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 “ Đánh nhanh thắng nhanh” sang “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” và thực hiện việc bình định Đồng Bằng Sông Cửu Long theo kiểu “ vết dầu loang”.

Ở Hồng Ngự ngoài đồn bót dày đặc thực dân Pháp còn cho tàu chiến liên tục tuần tiểu trên sông Tiền, sông Sở Thượng nhằm chặn hành lang ta từ Đồng Tháp Mười sang đất Campuchia.

Năm 1949, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy phát triển chiến tranh du kích, chú trọng đánh tháp canh và đánh giao thông địch...vv…sau khi nghiên cứu nắm được qui luật hoạt động ca tàu địch trên sông Sở Thượng, ta cho 3 đại đội 1027-1031-1032 thuộc trung đoàn 115 do đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến chỉ huy phục kích đánh địch trên đoạn gần Cồn Cỏ giáp xã Thường Thới (huyện Hồng Ngự). Khoảng 8h sáng ngày 21/4/1949 một chiếc tàu Ma Rốc tiến vào trận địa. Đợi chúng lọt vào tầm hủy diệt của thủy lôi ta (một thứ trái nổ lớn do công binh xưởng Khu 8 chế tạo đặt lững lờ dưới mặt nước để đánh tàu địch), ta phát lệnh nổ súng tấn công, quả thủy lôi nổ tung nhận chìm chiếc D27 tại chỗ.

Được tin tàu D27 bị đánh, địch cho tàu V71 và V72 chở khoảng 100 quân từ Hồng Ngự đến cứu viện. Bọn này lọt vào trận địa phục kích của đại đội 1032, thủy lôi lại nổ tung làm chiếc V72 bị hỏng nặng, giặc dìu nhau tháo chạy. Trận này ta diệt 170 tên lính Âu – Phi, thu nhiều vũ khí, đạn dược. Đây là trận đánh tàu có tiếng vang rất lớn thời bấy giờ, đã cổ vũ quân ta xóc tới đánh địch mạnh hơn.

Phát huy thắng lợi trận đánh trên sông Sở Thượng vào ngày 20/5/1949 Đại đội 1031 – 1028 của trung đòan 115 gài thuỷ lôi tại vàm Cái Lách (nay thuộc huyện Thanh Bình) đánh chìm chiếc D28, diệt 30 tên địch, thu nhiều vũ khí, đạn dược.

Sự kiện đánh tàu trên sông đã tạo tiếng vang lớn, nhiều bài hát được sáng tác ca ngợi chiến công này. Trận thắng trên sông đã cổ vũ quân ta xốc tới đánh địch quyết liệt và táo bạo hơn, tạo đà cho lực lượng vũ trang phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trong toàn tỉnh SaĐéc lúc bấy giờ.
 

TĐT 1
Thủy lôi (phục chế) trưng bày tại Bảo tàng Đồng Tháp
TĐT 2
Tranh minh họa trận đánh tàu D28 ngày 20/5/1949 tại Vàm Cái Lách
(nay thuộc huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp)
 trưng bày tại Bảo tàng Đống Tháp

Tác giả bài viết: PNV

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

banner CDS
banner CDS
banner CDS
TKVB
banner
QPPL
1022
TCD
BVHTTDL
CTTDTDT
LCT
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay11,180
  • Tháng hiện tại289,968
  • Tổng lượt truy cập5,460,447
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây