Nhận được tin sẽ có đoàn quan chức cấp cao của Pháp đi “kinh lý” Sa Đéc vào cuối tháng 7/1951. Thị đội và Công an thị xã Sa Đéc bàn kế hoạch đánh địch để gây tiếng vang cho ta và hạ uy thế địch. Phương án được chọn là cho người tiếp cận và đánh trái nổ, ông nhận lãnh trách nhiệm và hứa quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Sáng ngày 31/7/1951, phái đoàn cấp cao của Pháp và Nam phần đến Tiểu khu Sa Đéc. Đúng vào lúc đoàn quan khách duyệt hàng quân danh dự “Thanh niên Bảo Quốc Đoàn” thì ông hành động. Hai tiếng nổ long trời, đanh gọn làm náo loạn cả Tiểu khu, giết chết Thiếu tướng Săng - xông (Chanson), Uỷ viên Cộng hòa Pháp, Tư lệnh quân đội Pháp, Thái Lập Thành, Thủ hiến Nam phần Việt Nam, I đại tá và I trung tá Pháp, làm trọng thương 12 sĩ quan khác. Ông Phan Văn Út hy sinh anh dùng. Ngày 16/8/1951, Uỷ ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ ra Chỉ thị số 61/KH-5I, nêu rõ “... Uỷ ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ đã quyết định truy tặng huy hiệu Kháng chiến Nam Bộ và đề nghị lên Chính phủ truy tặng Huân chương. Để nêu gương người anh hùng đã tự nguyện hy sinh phụng sự dân tộc, yêu cầu các cấp dân - quân – chính tổ chức truy điệu long trọng đồng trí cảm tử quân trong dịp lễ 02/09/1951...” Và bản chỉ thị kêu gọi “...đẩy mạnh lòng căm thù ý chí giết giặc trừ gian...”.
Hành động dũng cảm của Liệt sỹ Phan Văn Út là tấm gương sáng cho quân dân ta noi theo. Ở tỉnh Sa Đéc, nhiều phong trào hành động dấy lên sôi nổi, thi đua giết giặc lập công.
Ngày 22/7/1998 Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Liệt sĩ Phan Văn Út. Để ghi nhận công lao to lớn đó thành phố Sa Đéc đã xây dựng công viên và tượng đài Phan Văn Út tại khóm 1, phường 3, đối diện nơi ông đã anh dũng hy sinh năm xưa.
Tác giả bài viết: PNV
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn