Ông Hương chủ Làng Hòa An

Thứ hai - 11/12/2017 22:50
100 năm trước tại làng Hòa An, ông hương chủ Nguyễn Văn Sành có quan hệ mật thiết, hết lòng cưu mang và đùm bọc cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Ông Hương chủ Làng Hòa An

Ông Nguyễn Văn Sành sinh năm 1868 mất năm 1953. Ông có người con trai út là Nguyễn Văn Phong (Nguyễn Minh Phương) tham gia phong trào Đông Du, sau đó sang Pháp và tham gia cách mạng. Em trai ông là  Nguyễn Văn Hảo (Chín Hảo) cũng đã từng tham gia phong trào Đông Du ở Sài Gòn, sau này có nhà ở gần Lữ quán Nam Hồng Hương - nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thường lui tới.

Do là người cùng thế hệ (tuổi tác chênh lệch nhau không nhiều), lại cùng chí hướng (có con và em tham gia Đông Du), hơn nữa lại là hương chức của làng nên về trình độ nhận thức, kết giao trao đổi giữa ông với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc rất dễ tiếp cận và dễ hòa đồng.

Thời bấy giờ, hương chủ làng là một trong những người có nhiệm vụ cố vấn chính trị chính quyền địa phương đối với bộ máy cai trị Pháp thuộc. Theo lệ thường, khi vào làng là phải trình Làng. Do đó, hầu hết những lần về Hòa An dù ở lâu hay chừng vài ngày cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đều đến nhà ông hương chủ Nguyễn Văn Sành. Trước là trình báo, sau là hàn huyên tâm sự và có không ít lần cụ Sắc đến ở luôn trong nhà của ông hương chủ. Rồi khi Cụ quyết định sẽ gắn bó lâu dài với quê hương Cao Lãnh, Cụ đã đưa cô Hai Thanh (Nguyễn Thị Thanh)đến chào hỏi ông hương chủ và giới thiệu với con gái lớn của mình, ông hương chủ là người bạn thâm giao của Cụ  tại Cao Lãnh

Khi cụ Phó bảng quyết định chọn gắn bó lâu dài với quê hương Hòa An. Ông hương chủ lại trực tiếp bàn với cụ Lê Chánh Đáng và một số thanh niên cách mạng tại địa phương như Phạm Hữu Lầu và Lưu Kim Phong… thống nhất mời và bố trí cho cụ Nguyễn Sinh Sắc về ở tại nhà ông Lê Văn Giáo (Năm Giáo) – Là chú họ của ông hương chủ Nguyễn Văn Sành.

Với mối quan hệ thân thiết giữa cụ Phó bảng và hương chủ nên khi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc mất, ông hương chủ là một trong những người tổ chức lễ tang, ông lo thủ tục khai báo và tiếp khách trong lễ tang, bàn bạc và vận động để chôn cất cụ Nguyễn Sinh Sắc trên phần đất của ông Lê Văn Học (Sáu Học).

Sau khi chôn cất cụ Nguyễn Sinh Sắc, ông hương chủ phải giải trình việc cho phép cụ Phó bảng ở trong làng, và tổ chức tang lễ cụ Nguyễn Sinh Sắc với chính quyền Thực Dân.

Rằm tháng giêng năm 1930 cùng với một số bà con địa phương, ông hương chủ Nguyễn Văn Sành đã đóng góp 200đ/700đđể  mua lại phần đất của ông Sáu Học - Trong đó có phần mộ cụ Nguyễn Sinh Sắcgiao chùa Hòa Long cai quản.

Bên cạnh việc trực tiếp giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, ông Nguyễn Văn Sành còn vận động, kêu gọi sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc từ những người thân trong anh em họ hàng của mình như: Ông Nguyễn Văn Hảo, Lê Văn Giáo, Lê Văn Học, Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Tiển, Nguyễn Văn Đảnh

Như vậy, với vai trò là hương chủ, ông Nguyễn Văn Sành đã hết lòng bảo bọc, chở che rồi vận động người thân giúp đỡ cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc cũng như cho phép mọi người dân trong làng giúp đỡ cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (ngầmra mặt); chỉ có như vậy thì, tại làng Hòa An mới có được đông đảo người hết lòng giúp đỡ cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc –một người luôn bị sự theo dõi chặt chẽ của mật thám Pháp.

Khi làm những điều này, thiết nghĩ ông hương chủ Nguyễn Văn Sành biết là mình sẽ gặp sự khó khăn của chính quyền cai trị không? Chắc chắn là ông biết. Nhưng, ông hương chủ vẫn giúp đỡ, chăm lo cho cụ Phó bảng… Đó là sự hy sinh, và chấp nhận hy sinh sự bình an của bản thân, gia đình trong thời chính trị luôn biến động ở một không gian yên ả của làng Hòa An, Tổng An Tịnh nhưng không hề “an tịnh” mà ít ai hiểu thấu nỗi lòng của ông hương chủ Nguyễn Văn Sành.

Thiết nghĩ, cái ân, cái tình của ông hương chủ Nguyễn Văn Sành đã góp phần lưu giữ được bước chân một nhà chĩ sĩ yêu nước Nguyễn Sinh Sắc ở lại với làng Hòa An; đó là “một biển tình ân nghĩa” khó có thể diễn tả được. Nhưng cao hơn cả vẫn là ý thức hệ tư tưởng tương đồng và nhất quán “tinh thần yêu nước, yêu dân tộc” của các vị tiền nhân và của người dân làng Hòa An. Từ những nhà nho, đến chức sắc trong vùng, thậm chí nhà sư và đỉnh cao là những nhà cách mạng cùng đoàn kết gắn chặt bên cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

100 năm đã qua, kể từ khi cụ Nguyễn Sinh Sắc về làng Hòa An, thông qua công lao của ông hương chủ Nguyễn Văn Sành của làng Hòa An, chúng ta phải một lần nữa khẳng định rằng cơ duyên này không phải ngẫu nhiên,mà phải thấm đẫm tình đất, tình người mới có thể lưu giữ bước chân Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc gắn bó lâu dài và rồi vĩnh viễn gởi thân vào đất mẹ làng Hòa An.

Tác giả bài viết: Bảo Trân

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

banner CDS
banner CDS
banner CDS
TKVB
banner
QPPL
1022
TCD
BVHTTDL
CTTDTDT
LCT
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay10,970
  • Tháng hiện tại289,758
  • Tổng lượt truy cập5,460,237
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây