Đồng Tháp có thêm 01 di tích được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Tỉnh

Thứ tư - 13/03/2024 21:41
Ngày 19/12/2023, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Tỉnh đối với Địa điểm ghi danh các vị trấn thủ vùng đất Hồng Ngự (phường An Thạnh, thành phố Hồng Ngự).
DT 1
Địa điểm ghi danh các vị trấn thủ vùng đất Hồng Ngự
DT 2
Bia tưởng niệm ghi danh các vị tiền nhân trấn thủ Hồng Ngự

Sử sách ghi nhận tên gọi ban đầu của Hồng Ngự ngày nay bắt nguồn từ tên Hùng Ngự, lâu dần “Hùng” nói trại thành “Hồng”. Sách Đại Nam thực lục chánh biên cho biết: “Tháng 7 năm Gia Long thứ 12 (1813), vua cử Cai cơ Trương Phước Quyền quản thủ 03 đạo Tân Châu, Chiến Sai và Hùng Ngự” . Tên gọi Hùng Ngự bắt đầu từ đây. Trước đó, để phòng thủ và giữ yên vùng biên cương phía Nam, sau khi thu phục được đất Gia Định (tức Nam kỳ), Nguyễn Ánh cho thiết lập hệ thống đồn thủ ở dọc theo biên giới. Ở cửa ngõ sông Tiền, đạo Tân Châu kiêm quản hai thủ Hùng Thắng(1) và Chiến Sai(2). Tên thủ Hùng Thắng chính là tiền thân của tên Hùng Ngự. Triều Nguyễn đặt chức Quản thủ để cai quản vùng đất này. Thường thì vị Quản thủ được cử đến đây trấn nhậm sẽ được giao nhiệm vụ kiêm quản cả 3 đạo thủ Tân Châu, Chiến Sai và Hùng Ngự. Kể từ năm 1792 cho đến cuối triều vua Minh Mạng, sử sách còn lưu danh các vị từng kinh qua chức vụ nầy: Khâm sai Cai cơ Nguyễn Đức Thành (1792), Cai cơ Trương Phước Quyền (1813), Khâm sai Cai cơ Hồ Văn Thất (1817), Khâm sai Cai cơ Võ Văn Sáng (1817), Ngoại ủy Quản cơ Lê Văn Chánh (1826) và Phó Vệ úy Đặng Phước Cần (1829). Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến năm 1976, Hồng Ngự trở thành một huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp. Do nhu cầu phát triển, năm 1989, huyện Hồng Ngự chia tách thành huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng. Đến năm 2009, huyện Hồng Ngự tiếp tục chia tách thành Thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự. Như vậy, vùng đất Hồng Ngự bao gồm thành phố Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và Tân Hồng ngày nay.

         Việc di tích Địa điểm ghi danh các vị trấn thủ vùng đất Hồng Ngự (phường An Thạnh, thành phố Hồng Ngự) được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh sẽ là cơ sở để chính quyền và Nhân dân thành phố Hồng Ngự quan tâm bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị của di tích. Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện nay có 01 di tích Quốc gia đặc biệt (Khu di tích Gò Tháp), 17 di tích Quốc gia, 87 di tích cấp Tỉnh, tổng số di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh là 105 di tích.

Tác giả bài viết: Thanh Liêm

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

banner CDS
banner CDS
banner CDS
TKVB
banner
QPPL
1022
TCD
BVHTTDL
CTTDTDT
LCT
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay10,935
  • Tháng hiện tại289,723
  • Tổng lượt truy cập5,460,202
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây