Nghề làm bột gạo Sa Đéc được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Thứ tư - 13/03/2024 23:00
Ngày 21/02/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định đưa Nghề làm bột gạo Sa Đéc (Nghề thủ công truyền thống, Tri thức dân gian) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Nghề làm bột gạo Sa Đéc  được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Sa Đéc là đô thị lâu đời nhất tỉnh Đồng Tháp với lịch sử trên 300 năm cùng lúc với Sài Gòn. Vùng đất Sa Đéc ngay từ khi mới hình thành, địa danh Sa Đéc không chỉ gói gọn trong địa giới thành phố Sa Đéc hiện thời mà là vùng rộng lớn, trước đó là Đông Khẩu Đạo sau đổi thành huyện Vĩnh An, bao gồm thành phố Sa Đéc và cả huyện Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò ngày nay. Đây là vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, đất đai màu mỡ, địa hình phù hợp cho nền văn minh lúa nước phát triển. Cuộc sống người dân nơi đây ngày một sung túc, xóm làng trù phú, nhiều ngành nghề cũng từ đó xuất hiện qua những bàn tay khéo léo, cần cù lao động nhưng rất đỗi tài hoa của nhiều thế hệ nông dân, dần dần hình thành nhiều làng nghề thủ công truyền thống như: nghề làm vôi, nghề nhuộm, nghề dệt chiếu, nghề làm bột...
 

BOT 1
Công đoạn hớt tinh bột chan qua lu, khạp (làm bột thủ công)

Sản phẩm bột được làm ra đã trở thành hàng hóa và theo quy luật cung - cầu đã được vận chuyển đi mua bán nhiều nơi. Từ đó mà xóm bột – làng bột Tân Phú Đông trở thành một trong những nơi làm bột và những sản phẩm từ bột danh tiếng nhất vùng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, Nghề làm bột Sa Đéc mang trong mình giá trị thương hiệu cho vùng đất con người. Năm 2017, Hội quán làng bột được hình thành và phát triển kinh tế theo cơ chế hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ để phát triển bền vững; điểm sinh hoạt Hội quán đặt tại xã Tân Phú Đông.
 

BOT 2
Bột khô được lấy ra sau khi phơi

Hiện nay, Nghề làm bột Sa Đéc có gần 350 hộ sản xuất bột với hơn 2.000 lao động chủ yếu ở xã Tân Phú Đông và Phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Thị trường tiêu thụ bột ngày nay đã phát triển rất nhiều, các nhà máy chế biến thực phẩm trong và ngoài Tỉnh tiêu thụ bình quân hàng trăm tấn bột tươi mỗi ngày để làm ra sản phẩm ăn liền như: mì, hủ tiếu, phở, bánh canh, cháo…Nơi đây cũng là đầu mối cung ứng bột cho khắp các tỉnh miền Tây, Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam bộ, xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á và một số nước châu Âu. Chỉ riêng nghề làm bột ở Sa Đéc đã tạo ra việc làm cho trên 2.000 lao động, sản lượng bình quân trên 50.000 tấn bột/năm. Những năm gần đây, từ bột gạo Sa Đéc một sản phẩm đặc biệt ra đời đó là ống hút gạo, một hướng đi mới so với các sản phẩm bánh, hủ tiếu hay các loại bột chế biến.Các sản phẩm sau bột vốn là thế mạnh của Sa Đéc như: hủ tiếu, bánh phồng tôm cũng được đầu tư nghiên cứu và cải tiến liên tục.
 

BOT 3
Các loại bánh dân gian được làm từ bột Sa Đéc
BOT 4
Sản phẩm làm từ bột
BOT 5
Du khách nước ngoài trải nghiệm xay bột bằng cối đá
Tính đến nay, tỉnh Đồng Tháp đã có 05 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (Hò Đồng Tháp, Nghề đóng xuồng, ghe xã Long Hậu, huyện Lai Vung; Nghề dệt chiếu xã Định An, xã Định Yên, huyện Lấp Vò; Nghề dệt choàng xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự; Nghề làm bột gạo Sa Đéc – xã Tân Phú Đông, phường 2, thành phố Sa Đéc).Các Di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn, phát huy và lan tỏa trong cộng đồng sẽ tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Đất Sen hồng Đồng Tháp.

Tác giả bài viết: Thanh Liêm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

banner CDS
banner CDS
banner CDS
TKVB
 
QPPL
1022
TCD
BVHTTDL
CTTDTDT
LCT
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay326
  • Tháng hiện tại20,150
  • Tổng lượt truy cập1,194,043
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây