Thấy được hạn chế đó, Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp mạnh dạn “thoát ra khỏi lối mòn”; tự nghiên cứu để làm chủ công nghệ lõi và đã tạo ra một sản phẩm về trí tuệ nhân tạo đặt tên là “AI-Sen hồng”. Đây là một dạng người máy có chức năng như thuyết minh viên, hướng dẫn viên tự động về lịch sử - văn hóa của tỉnh Đồng Tháp, dưới dạng hộp thoại hỏi đáp.
Ưu điểm nổi trội của “AI-Sen hồng” là cung cấp thông tin nhanh chóng, đa dạng về thể loại và phong phú về nội dung. Phần mềm có khả năng nhận dạng được nhiều ngôn ngữ (đầu vào) của người dùng để trả lời phù hợp: Tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Trung... “Bộ não” của AI-Sen hồng được lập trình “dạng mở” nên hướng phát triển tương lai có khả năng xây dựng thêm nhiều thuật toán làm cho AI-Sen hồng thông minh hơn, biết được nhiều kỹ năng hơn. Đặc biệt AI-Sen hồng đang hoàn thiện và tích hợp thêm chức năng “AI QRcode”. Đây là chức năng cũng được xây dựng trên nền tảng AI, có thể tự tạo mã QR, tự tạo liên kết; nội dung được tự động thay đổi ngôn ngữ, giọng đọc theo yêu cầu của người sử dụng.
Trong tương lai, lĩnh vực AI-Trí tuệ nhân tạo vẫn sẽ tiếp tục là xu hướng được các nhà sản xuất công nghệ theo đuổi. Do vậy định hướng phát triển của “AI-Sen hồng” cũng theo hướng ngày càng mở rộng về chiều sâu, trở thành nền tảng để ứng dụng cho nhiều lĩnh vực: y tế, giáo dục, giao thông, nông nghiệp… trên cơ sở thay đổi nguồn dữ liệu (data) huấn luyện đầu vào của AI.
Tác giả bài viết: Thanh Liêm - Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn