Nghề dệt chiếu xã Định Yên

Chủ nhật - 23/07/2017 21:29
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 3084/QĐ-BVHTTDL ngày 09/9/2013 công bố và đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề dệt chiếu xã Định Yên, huyện Lấp Vò.
Nghề dệt chiếu xã Định Yên

Xã Định Yên có 4/4 ấp được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận làng nghề thủ công truyền thống gồm: ấp An Lợi A, An Lợi B, An Khương, An Bình với 3.000 hộ hoạt động có liên quan đến nghề dệt chiếu.

Nghề dệt chiếu ở đây được hình thành và phát triển từ hơn 100 năm qua.Với địa hình thuận lợi nằm cặp sông Hậu, Định yên có nhiều cồn, bãi bồi rất thích hợp phát triển nguồn nguyên liệu là cây bố và lác để cung cấp cho làng nghề tồn tại và phát triển.

Sản phẩm của làng chiếu Định Yên thường có mấy loại : chiếu vảy ốc là loại chiếu dày, chắc, bền ngày trước ưa dùng; chiếu bông, gồm có bông in và bông dệt. Chiếu con cờ có các ô hình vuông như bàn cờ, hoặc hình quả trám…; chiếu trắng thường, là loại trơn, mỏng dùng thông dụng trong mọi gia đình; chiếu cổ, loại này thường có khổ 0,5m – 1,5m, in hoa văn khi dệt phải lãy cho khéo. Chiếu này dùng trải trên bàn thờ hay đặt giữa bộ ván ngựa để dọn cổ (bày mâm) cúng kiến ông bà, tổ tiên trong ngày giỗ tết…

Nghề dệt chiếu được truyền nghề trong các hộ gia đình, từ những người có kinh nghiệm thì hướng dẫn cho con cháu của họ. Nghề dệt chiếu tuy thăng trầm vất vả nhưng người dân Định Yên với nghề cha truyền con nối vẫn một lòng cần mẫn để tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề truyền thống. Từ những năm 1920, nghề dệt chiếu ở Định Yên phát triển, nguyên liệu tại chỗ không đủ, phải mua thêm lác chẻ sẵn, phơi khô từ phía Sa Đéc và các nơi chở đến. cho đến trước 1954, chiếu Định Yên nhờ chất lượng cao, giá cả vừa phải nên ghe thương hồ chở bán khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, lên đến Nam Vang (Campuchia). Chính nhờ sự thạnh mậu của nghề dệt chiếu thời kỳ này mà chợ phiên mua bán chiếu xuất hiện và tồn tại đến ngày nay. Xưa, chợ chiếu được họp từ lúc nửa đêm, bạn hàng gần xa tụ họp về, những ngọn đèn dầu cá, đèn Huê kỳ (dầu lửa) đủ sáng cho người mua, kẻ bán. Nhiều người quen gọi « chợ ma », gợi về một cái « chợ âm phủ » nào đó trong truyện huyền thoại dân gian. Chợ này xuất hiện và duy trì vì nó phù hợp với công việc nghề dệt chiếu, con nước lớn, ròng và sinh hoạt của địa phương. Ban ngày, mọi người, nhất là nữ giới đều bận rộn với công việc ; se trân, phơi, nhuộm lác, dệt chiếu…

Thời gian họp chợ từ lúc nữa đêm, (đêm sau trễ hơn đêm trước một giờ,- do theo con nước lớn, đêm sau con nước lớn trễ hơn một giờ so với đêm trước), chiếu dệt xong đem bán, đi chợ mua thức ăn, về đền nhà trời vừa hừng sáng, lại bắt đầu công việc cho một ngày mới.

Nghề dệt chiếu tạo ra nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình. Giúp ổn định về mặt kinh tế, góp phần nâng cao đời sống của bà con ở nông thôn, giải quyết được nhu cầu lao động của địa phương.

 

                                                                                                                                                                                                                                                                

Tác giả bài viết:    Đặng Văn Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

banner CDS
banner CDS
banner CDS
TKVB
banner
QPPL
1022
TCD
BVHTTDL
CTTDTDT
LCT
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập31
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay11,324
  • Tháng hiện tại290,112
  • Tổng lượt truy cập5,460,591
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây