Nhạc sư biết chơi đàn từ rất sớm: Từ 05 tuổi đã biết chơi đàn kìm, đàn cò, lên 10 tuổi biết chơi thêm nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Ông là nhạc sư, một nhà nghiên cứu âm nhạc, giáo sư giảng dạy âm nhạc truyền thống vừa là nhạc sĩ trình tấu, kiêm nghệ nhân đóng đàn và cải tiến đàn Tranh từ 16 dây thành 17, 19 và 21 dây với kích thước và âm vực rộng hơn.
Với nhiều đóng góp to lớn trong việc sưu tầm, sáng tạo và truyền bá âm nhạc truyền thống, nhạc sư Vĩnh Bảo đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý trong và ngoài nước, tiêu biểu như: Giải thưởng Đào Tấn vì đã có nhiều công hiến trong sự nghiệp nghiên cứu, bảo tồn, giảng dạy và phát huy nghệ thuật dân tộc (năm 2005); được vinh danh là một trong những gương mặt có sức ảnh hưởng trên thế giới tại diễn đàn Dân tộc Nhạc học toàn cầu ở Honolulu (Mỹ) (năm 2006); Huy chương Văn học nghệ thuật cấp bậc Sỹ Quan (Officier) của Nhà nước Pháp (năm 2008); Giải thưởng Phan Châu Trinh vì những đóng góp quan trọng trong bảo tồn và phát huy nhạc tài tử và văn hóa dân tộc (năm 2015).
Đối với những người yêu đờn ca tài tử, tuy nhạc sư đã đi xa nhưng những tư liệu di sản mà ông để lại gồm những hồ sơ nghiên cứu âm nhạc, các bài bản âm nhạc và những giai điệu còn ngân mãi; được xem là một kho tàng tài liệu vô cùng quý giá để hậu bối học tập và nghiên cứu. Các tư liệu di sản của Nhạc sư Vĩnh Bảo hiện đang được lưu giữ và trưng bày tại Nhà trưng bày “Nhạc sư Vĩnh Bảo – Giai điệu và cuộc đời” (Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp).
Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp xin giới thiệu Cổ Bản Huế, một trong những tác phẩm tiêu biểu trong sưu tập các bài bản âm nhạc của Nhạc sư Vĩnh Bảo.
Cổ Bản Huế:
Tác giả bài viết: Thanh Liêm - Châu Nam
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn