DI TÍCH LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG GIỒNG THỊ ĐAM - GÒ QUẢN CUNG

Thứ ba - 02/04/2024 18:58
Hiện tại Di tích lịch sử chiến thắng Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung đang tọa lạc tại xã An Phước, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp

Ngày 26/9/1959 Tiểu đoàn 502 của tỉnh Kiến Phong lần đầu ra quân đã đánh thắng trận phục kích vận động trên đồng nước tại Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung, bẻ gãy cuộc hành quân cấp Trung đoàn của địch, diệt và bắt sống hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Đây là trận thắng có ý nghĩa quan trọng cho phong trào Đồng khởi toàn miền Nam năm 1960.

Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung nằm phía hữa ngạn kinh Phú Hiệp cách trung tâm huyện Tam Nông khoảng 12km đường chim bay, trong kháng chiến ở Đồng Tháp vào mùa nước nổi những giồng, gò là nơi phòng thủ tiến công lợi hại của quân ta và cũng là điểm tập trung đánh phá của địch. Mùa nước năm 1959 địch điều 2 tiểu đòan của trung đòan 43 thuộc sư đòan 23 bộ binh và một gian lực gồm 1 tàu LCM, 2 tàu Phom đến tỉnh Kiến Phong do tên trung tá Trần Hòang Quân chỉ huy mở cuộc hành quân lớn tìm diệt quân giải phóng ở Đồng Tháp Mười.

Diễn biến trận đánh Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung: Ngày 26/9/1959, khoảng 9 giờ sáng ta phát hiện rất đông quân địch hành quân bằng xuồng trên đường cộ cặp theo Giồng Thị Đam. Quân ta chỉ 42 tay súng nhưng tinh thần quyết chiến cao, có tài đánh giặc trên đồng nước, ở trong tư thế chủ động và bí mật. Đợi địch lọt sâu vào trận địa phục kích, ta bất ngờ nổ súng làm chúng bị động, chết và bị thương, xuồng bị chìm, không có khả năng chống trả. Quân ta chống xuồng xuất kích thần tốc, diệt thêm nhiều tên nữa. Địch rối loạn, khiếp sợ và đầu hàng.Ta bắt sống tù binh, thu dọn chiến trường và băng đồng về Gò Quản Cung cách Giồng Thị Đam 3km, bổ sung vũ khí mới, chuẩn bị trận địa đánh địch khi chúng đến ứng cứu. Đến 14 giờ, một tiểu đoàn khác của địch từ An Phong tiến về Gò Quản Cung để cứu viện. Chúng cảnh giác, đi thưa hơn, nhưng cũng sa vào trận địa phục kích của quân ta. Khi địch đến gần, ta nổ súng áp đảo, sau 10 phút tiêu diệt tốp đầu và tốp giữa, bọn đi sau hoang mang tháo chạy.

Trong hai ngày, hai trận thắng liên tiếp tại Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung, 42 tay súng của Tiểu đoàn 502 đã diệt gọn 1 tiểu đoàn địch, gồm Đại đội 12, Đại đội 7 và Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn 43, Sư đoàn 23 chủ lực Sài Gòn, đánh bại cuộc hành quân cấp Trung đoàn do phân khu Bắc tổ chức…vv…tiêu diệt và bắt sống gần 200 tên, thu hàng trăm súng các loại và nhiều quân trang, quân dụng. Bọn tù binh được ta giáo dục, cảm hóa, chăm sóc thương binh, giao trả lại tư trang, cấp xuồng và thả về quận lỵ Hồng Ngự.

Thất bại ở trận Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung theo biên bản họp hội đồng quân Mỹ - Nguỵ Sài Gòn do kém cỏi về chiến thuật. Chiến thắng Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung có tác dụng nâng cao uy thế của cách mạng, củng cố niềm tin và cổ vũ khí thế đấu tranh của nhân dân Kiến Phong và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Trận đánh này cũng đã được Viện lịch sử quân sự Việt Nam thuộc bộ quốc phòng đánh giá: “Trận Gò Quản Cung - Giồng Thị Đam là một trận đánh lớn thời bấy giờ.Giữa lúc cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam bị địch dìm trong bể máu. Trung ương chưa cho phép đấu tranh vũ trang, cách mạng miền Nam đang trong thời kỳ đen tối, nhiều nơi chưa tìm được lối đi… thì trận đánh của Tiểu đoàn 502 Kiến Phong (Đồng tháp) tiêu diệt một tiểu đoàn địch tại Giồng thị Đam – Gò Quản Cung được xem như một hiệu lệnh phát động và thúc đẩy cuộc đấu tranh cách mạng không chỉ ở tỉnh Kiến Phong mà trên toàn miền Nam. Nó có tác dụng nâng cao uy thế cách mạng, củng cố niềm tin cho nhân dân, hạ uy thế và răn đe quân địch. Đặt trong bối cảnh miền Nam lúc bấy giờ, thắng lợi của trận đánh Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung không chỉ có ý nghĩa chiến thuật mà mang ý nghĩa chiến lược. Nó khẳng định: con đường cách mạng miền Nam phải là con đường bạo lực cách mạng”. Ngày nay nhiều nhà quân sự cũng như nhiều nhà sử học hàng đầu Việt Nam đánh giá trận đánh này là “Tiếng sấm đầu mùa” là tiền đồng khởi của cách mạng miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Lưu dấu chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung, những năm cuối thế kỉ XX, Tỉnh ủy Đồng Tháp chủ trương xây dựng tượng đài chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung tại nơi xảy ra trận đánh năm xưa (nay là xã An Phước, huyện Tân Hồng). Ngày 19/1/2004 Di tích lịch sử Chiến thắng Giồng Thị Đam, Gò Quản Cung được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận Di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 02/2004/QĐ-BVHTT.
 

GTD 1
Tranh trận đánh Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung ngày 26/9/1959
của Tiểu đoàn 502 tỉnh Kiến Phong trưng bày tại Bảo Tàng Đồng Tháp
GTD 2
Tượng đài chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung
tại Di tích lịch sử chiến thắng Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung
GTD 3
Khánh thành tượng đài chiến thắng Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung

Tác giả bài viết: PNV

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

banner CDS
banner CDS
banner CDS
TKVB
banner
QPPL
1022
TCD
BVHTTDL
CTTDTDT
LCT
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay11,401
  • Tháng hiện tại290,189
  • Tổng lượt truy cập5,460,668
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây