Dẫn đầu đoàn công tác là Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn- Giám đốc Bảo tàng và các cán bộ nghiệp vụ của Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp đón và làm việc với đoàn công tác, có bà Đặng Thị Mai Yên, Phó giám đốc, ông Nguyễn Đình Tô, Trưởng Phòng nghiệp vụ và bà Nguyễn Thanh Thảo, Trưởng kho cơ sở Bảo tàng Đồng Tháp
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể từng hiện vật, Đoàn công tác Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh đã chọn lọc được 29 hiện vật về nghệ thuật kim hoàn và trang sức nền văn hóa óc eo tại Bảo tàng Đồng Tháp mang nét đặc sắc, tiêu biểu và đặc trưng riêng cho văn hóa Óc Eo tại Đồng Tháp.
Văn hóa Óc Eo là một trong những nền văn hóa cổ, hình thành và phát triển trên cơ tầng bản địa trong khoảng 10 thế kỷ đầu công nguyên ở khu vực đồng bằng Nam bộ. Được phát hiện lần đầu tiên ở Óc Eo, Ba Thê (An Giang), sau đó được mở rộng ra phạm vi các tỉnh miền nam như: Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ…
Nghề thủ công truyền thống kim hoàn của các chủ nhân nền văn hóa Óc Eo đã đạt đến trình độ cao của nghệ thuật, được thể hiện qua hoa văn, hình tuợng nghệ thuật tạo ra các sản phẩm có giá trị vừa mang tính bản địa vừa thể hiện sự giao lưu kinh tế với các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, La Mã, Ba Tư….
Có thể nói nghệ thuật chế tác đồ trang sức trong văn hóa Óc Eo là những thành công rực rỡ, phản ánh trình độ văn hóa, thẫm mỹ và kỹ thuật điêu luyện của những chủ nhân xưa ở vùng đất nam bộ nói chung, Đồng Tháp nói riêng.
Sau buổi làm việc này, nhằm góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và văn hóa Đồng Tháp với công chúng tham quan trong và ngoài nước. Bảo tàng Đồng Tháp sẽ có văn bản xin chủ trương của Tỉnh về việc phối hợp trưng bày hiện vật nghệ thuật kim hoàn và trang sức nền văn hóa Óc Eo tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh.
Sau đây là một số hình ảnh làm việc và một số hiện vật tiêu biểu được chọn.
Tác giả bài viết: Bảo Trân - Châu Nam
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn