Khu vực này năm phía tay trái từ ngoài cổng Bảo tàng nhìn vào.
MÁY BAY MIG – 17
Do Liên Xô sản xuất năm 1965, cùng loại của máy bay Đại tá - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Bảy sử dụng trong chiến đấu năm 1967.
Động cơ: 1 động cơ Tốc độ bay: 1,120 km/h
Hành trình bay: 800m – 900m Độ bay cao nhất: 1,530km
Bán kính hoạt động: 685km Trọng lượng rỗng: 5,760kg
Thời gian bay: 2h38p Toàn bộ trọng lượng: 10,000kg
Chiều dài thân: 11,10m Được trang bị: 2 súng 23ly, 1 súng 37ly
Chiều dài cánh: 9,90m Trọng tải vận chuyển: 500kg
SÚNG THẦN CÔNG
Súng thần công là loại vũ khí ra đời khoảng thế kỷ XIV ở Châu Âu, tiền thân của chúng là những máy bắn đá thời thượng cổ. Loại súng này thường có kích thước lớn, trọng lượng nặng được đúc bằng đồng, sắt hoặc gang; đạn là những quả cầu đặc bằng gang hoặc sắt được bắn ra bởi sức đẩy của thuốc đạn nhồi.
Súng thần công có cấu tạo: nòng súng, trục quay, lỗ điểm hỏa, khối hậu… trong đó khối hậu được đúc kín chứa thuốc nổ, nòng súng chứa những trái đạn, trục quay để điều chỉnh góc bắn, lỗ điểm hỏa để châm ngòi và thường được gắn thêm bánh xe ở trục quay để cơ động.
Cuối thế kỷ XIX, súng thần công được cải tiến thành các loại pháo với đặc điểm: có đường khương tuyến để bắn xa hơn, khối hậu không còn đúc kín mà được chế thêm khóa nòng, đạn đặc được chế thành đạn nổ để tăng hiệu quả sát thương hoặc tiêu diệt cứ điểm.
Súng thần công tại Bảo Tàng Đồng Tháp lưu giữ được phát hiện tại xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh và xã Tân Hòa, huyện Thanh Bình, tỉnhĐồng Tháp. Với chất liệu bằng kim loại có niên đại khoảngthế kỷ XVIII – XIX.
TRỰC THĂNG UH – 1
Máy bay trực thăng của địch trong lúc càng quét, bắn phá, đã bị du kích xã Thường Phước 1 bắn rơi năm 1972. Tháng 4/1996, được ông Văn Công Sanh ở xã Thường Phước 1 trong lúc đi đánh cá phát hiện. Chính quyền địa phương đã kịp thời liên hệ Bảo tàng đến trục vớt đưa hiện vật về lưu giữ, trưng bày.
Động cơ: 1 động cơ
Khối lượng rỗng: 2,140kg
Trọng tải cất cánh lớn nhất: 430,4kg
Chiều dài thân: 14,64m
Đường kính cánh quạt đuôi: 2,59m
Tốc độ lớn nhất: 222k/h (60m/s)
Độ cao xa nhất: 6,700km
Tầm bay xa nhất: 507km
Bán kính hoạt động: 170km
Sức chở: 13 lính (hoặc 900kg hàng, 6 cáng cứu thương)
TÀU GIANG CẢNH
Tàu của bọn Pôn Pốt xâm lược Việt Nam vào năm 1978, chúng bắt đầu tấn công từ Sa Rài xuống tới Thường Lạc.
Đến năm 1979, bọn Pôn Pốt sử dụng tàu Giang cảnh hành quân thì bị quân đội Việt Nam đánh chìm một tàu tại Giồng Ông Tố, huyện Hồng Ngự. Được sự chỉ đạo của Bộ chỉ huy Tỉnh đội Đồng Tháp, Ông Huỳnh Hữu Hạnh (Năm Hạnh) – Trưởng ban Kỹ thuật của Tỉnh đội đãchuyển chiếc tàu Giang cảnh đem về triển lãm nhân kỷ niệm 10 năm giải phóng đất nước (30/4/1975 – 30/4/1984). Hiện tại tàu Giang cảnh được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp.
PHÁO 155 LY
Trước ngày 30/4/1975, khẩu pháo được bọn Mỹ - Ngụy trang bị cho Trung tâm Đông Phục hòng khống chế nguyên vùng Sa Rài và biên giới để ngăn chặn bước tiến của quân đội ta. Sau giải phóng, Ông Huỳnh Hữu Hạnh (Năm Hạnh) – Trưởng ban Kỹ thuật của Tỉnh đội Đồng Tháp cho chuyển về triển lãm nhân kỷ niệm 10 năm ngày đất nước hoàn toàn giải phóng.
Cỡ nòng: 155mm
Tầm bắn xa nhất: 14,685m
Bán kính sát thương: 950/360m
Tốc độ bắn trung bình: 01-02 phát/phút
Trọng lượng đầu đạn: 42,66kg
Trọng lượng pháo (không tính phụ tùng): 5,750kg
Tác giả bài viết: PNV
Ý kiến bạn đọc