Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp

BAO TANG

 

Địa chỉ: Số 226, Đường Nguyễn Thái Học, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại: 0277 3874 983
Email: baotangdongthap@gmail.com
Website: baotang.dongthap.gov.vn

 

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG

1. Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp (sau đây gọi tắt là Bảo tàng Tỉnh) là đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo chi thường xuyên; chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Di sản Văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bảo tàng Tỉnh có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền các sưu tập hiện vật tài liệu về lịch sử, văn hóa, danh nhân, tự nhiên và xã hội có giá trị tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; Khai quật khảo cổ và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn Tỉnh. Hướng dẫn, quản lý, bảo quản, tu bổ tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn Tỉnh. Nghiên cứu khoa học phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; thành viên thường trực Tổ giúp việc Hội đồng tư vấn đặt đổi tên đường trên địa bàn Tỉnh; Thực hiện các hoạt động dịch vụ của Bảo tàng theo quy định của pháp luật.
2. Bảo tàng Tỉnh có trụ sở, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Tháp theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản được giao, thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

 

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Xây dựng các đề tài khoa học, các chương trình, dự án, đề án khác theo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn về hoạt động và phát triển của Bảo tàng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học về nội dung trưng bày và các tư liệu được sưu tầm, lưu giữ tại Bảo tàng; đồng thời tổ chức thực hiện các đề tài, chuyên đề nghiên cứu khoa học về các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh, phục vụ công tác bảo tồn, lưu giữ và cung cấp nguồn tư liệu để bổ sung trưng bày bằng phương tiện nghe, nhìn trong hệ thống trưng bày cố định, chuyên đề và ngoài trời cũng như trình diễn, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể.

Liên kết với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước để triển khai các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động Bảo tàng theo quy định của pháp luật; được thành lập Hội đồng Khoa học của Bảo tàng theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 18/2010/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức và hoạt động của Bảo tàng.

2. Hoạt động sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể, chuyển giao, thanh lý, hủy đúng theo quy định.

Sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể ở trong và ngoài nước phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung của Bảo tàng thông qua các phương thức: Khảo sát điền dã sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể; khai quật khảo cổ; tiếp nhận tài liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng; trao đổi tài liệu, hiện vật với tổ chức, cá nhân. Việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Tài liệu, hiện vật của Bảo tàng được chuyển giao, thanh lý, hủy trong các trường hợp sau: Không phù hợp với phạm vi, đối tượng và nội dung hoạt động của bảo tàng; bị hư hỏng không còn khả năng phục hồi; được xác định gây hại cho con người và môi trường; được xác định không chính xác về lịch sử, văn hóa, khoa học; được xác định không phù hợp chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và được xác định nguồn gốc bất hợp pháp.

Căn cứ ý kiến tư vấn của Hội đồng khoa học của Bảo tàng và các quy định của pháp luật có liên quan, Giám đốc Bảo tàng Tỉnh đề nghị quyết định việc chuyển giao, thanh lý, hủy tài liệu, hiện vật.

3. Hoạt động kiểm kê tài liệu, hiện vật

Tổ chức kiểm kê tài liệu, hiện vật theo Quy chế kiểm kê hiện vật Bảo tàng ban hành kèm theo Quyết định số 70/2006/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin. Hồ sơ kiểm kê tài liệu, hiện vật được lập, quản lý ổn định, lâu dài, được lưu trữ bằng văn bản và bằng công nghệ thông tin.

4. Hoạt động Bảo quản

Sắp xếp tài liệu, hiện vật và tổ chức kho để bảo quản; lập hồ sơ về hiện trạng tài liệu, hiện vật và môi trường bảo quản; tổ chức việc bảo quản phòng ngừa, bảo quản trị liệu, phòng chống tai họa, rủi ro cho tài liệu, hiện vật. Việc bảo quản phải được thực hiện với mọi tài liệu, hiện vật khi trưng bày, khi lưu giữ trong kho và khi đưa ra ngoài bảo tàng phải tuân thủ quy trình, nguyên tắc, kỹ thuật bảo quản và phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng có liên quan đến tài liệu, hiện vật.

5. Hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể: Trưng bày dài hạn, trung hạn, ngắn hạn tại Bảo tàng; trưng bày, triển lãm lưu động ở trong và ngoài nước; tổ chức giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể.

6.  Hoạt động giáo dục

Tổ chức thực hiện tuyên truyền, giáo dục, thuyết minh giới thiệu cho các đối tượng khách tham quan tại Bảo tàng; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các chương trình giáo dục, hội thảo khoa học, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề. Biên soạn, xuất bản các tư liệu nghiệp vụ và những ấn phẩmliên quan đến hoạt động của Bảo tàng.

7.  Hoạt động truyền thông

Giới thiệu nội dung và hoạt động của Bảo tàng trên trang tin điện tử của đơn vị, trên phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức chương trình quảng bá và xã hội hóa hoạt động của Bảo tàng; tổ chức lấy ý kiến đánh giá của công chúng về hoạt động của Bảo tàng; hoạt động truyền thông phải phù hợp với phạm vi, đối tượng hoạt động của Bảo tàng và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

8. Hoạt động dịch vụ

Tổ chức dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi, giải trí, sản phẩm lưu niệm và dịch vụ khác; xuất bản ấn phẩm của Bảo tàng; tổ chức các sự kiện văn hóa, giáo dục, thể thao và du lịch; cung cấp thông tin, tư liệu; tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng; thực hiện xây dựng và tư vấn xây dựng phòng trưng bày, nhà truyền thống cơ sở. Giám định, thẩm định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; bảo quản, phục hồi, làm bản sao tài liệu, hiện vật; hợp tác khai quật khảo cổ, hợp tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tồn và bảo tàng (Thu phí, lệ phí, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật).

Bảo tàng Tỉnh được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để triển khai thực hiện các hoạt động dịch vụ trên phù hợp với quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa và các quy định khác có liên quan nhằm đáp ứng tốt nhu cầu học tập, tham quan, hưởng thụ văn hóa của công chúng hoặc đơn đặt hàng của tổ chức, cá nhân.

9. Phối hợp tổ chức kiểm kê, lập danh mục, thực hiện lập hồ sơ khoa học về di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh và hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ bảo vật quốc gia tham mưu cho lãnh đạo Sở trình các cấp có thẩm quyền công nhận và xếp hạng di tích.

10. Quản lý và sử dụng viên chức, người lao động, tài sản, tài chính của Bảo tàng theo đúng quy định của pháp luật và các chính sách hiện hành của Nhà nước.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao.


Kèm theo Quyết định số 512/QĐ-SVHTTDL ngày 18 tháng 9 năm 2024 của Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch

banner CDS
banner CDS
banner CDS
TKVB
banner
QPPL
1022
TCD
BVHTTDL
CTTDTDT
LCT
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay11,165
  • Tháng hiện tại289,953
  • Tổng lượt truy cập5,460,432
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây