Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc

Thứ sáu - 21/07/2017 17:20
Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc - Nơi an nghỉ của nhà nho yêu nước, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 137, đường Phạm Hữu Lầu, phường 4, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 1,5 km, trên đường ra bến phà Cao Lãnh.
Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc

Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sinh năm 1862, tại Làng Sen, Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An, trong một gia đình nông dân. Cha mẹ mất sớm, năm 16 tuổi, Nguyễn Sinh Sắc được Cụ Hoàng Đường ở Làng Hoàng Trù nhận làm con nuôi và cho ăn học. Khi trưởng thành, cụ Hoàng Đường gả cô con gái đầu lòng là cụ bà Hoàng Thị Loan. Cụ có 4 người con: Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung - Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Sinh Xin (mất lúc còn nhỏ).

Cụ đỗ Cử nhân năm Năm Giáp Ngọ (1894), và đỗ Phó bảng năm Tân Sửu (1901).Năm 1906, Cụ nhậm chức “Thừa Biện Bộ Lễ” và sau đó làm Tri Huyện Bình Khê. Trong thời gian làm quan Cụ tìm gặp và kết thâm giao với các nhà nho yêu nước như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Vương Thúc Quý, Trương Gia Mô….; đồng thời, Cụ luôn đứng về phía dân nghèo, trừng trị bọn cường hào ác bá. Vì vậy, từ vụ án một tên cường hào bị bắt giam, sau đó được thả ra rồi bị chết, Cụ Sắc bị Triều đình giáng cấp dưới hình thức “cải bổ kinh chức” (tức là đổi về làm quan tại kinh đô)

Năm 1910, Cụ không về kinh đô làm quan mà đi thẳng vào các tỉnh phía Nam và sang tận Campuchia để truyền bá tư tưởng yêu nước thương dân, trong vai một đồ nho đi trị bệnh cho dân nghèo.

Năm 1917 và nhiều năm sau, Cụ thường lui tới hoạt động ở Làng Hòa An, Cao Lãnh tiếp tục truyền bá chủ nghĩa yêu nước trong nhân dân. Cụ mất vào đêm 26, rạng 27 tháng 10 al, Kỷ tỵ, năm 1929 tại Làng Hòa An, Cao Lãnh. Hưởng thọ được 67 tuổi.
Dân làng Hòa An đã an táng Cụ cạnh miễu Trời Sanh (Chùa Hòa Long), và ra sức bảo vệ ngôi mộ được nguyên vẹn qua hai cuộc kháng chiến.

Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc được xây dựng vào ngày 22/8/1975 và khánh thành vào ngày 13/2/1977; đến ngày 19/5/1990 - kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đã mở rộng thêm Mô hình nhà sàn Bác (tỉ lệ 1/1) và Ao Sen; tiếp đến vào ngày 2/12/2010, nhân lễ giỗ lần thứ 81 Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (27/10 âm lịch), Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đã đưa công trình “bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc” đi vào hoạt động.

Sau nhiều lần tôn tạo, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đã trở thành một quần thể công trình lịch sử văn hóa lưu niệm nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp và khu vực đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích khoảng 9 ha, trong đó có những hạng mục chính: Vòm mộ, Hồ sao, Đền thờ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nhà Kiếng (trưng bày cuộc đời sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh), Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Mô hình nhà Sàn Bác Hồ, Một góc làng Hòa An xưa…

Với các mặt giá trị sâu sắc và tiêu biểu về lịch sử văn hóa, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc là một trong những trọng điểm của tỉnh thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và Chủ tịch Hồ Chí Minh. khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đã được công nhận là khu di tích cấp quốc gia và là khu điểm du lịch quan trọng của Tỉnh Đồng Tháp nói riêng và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung

Sau đây là một số hình ảnh về các hạng mục Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc.

20160730 hoangsangdt 3 Đền thờ Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc
                                                     Đền thờ Cụ         

 

nhà trưng bày

Khu vực nhà Trưng bày cụ Nguyễn Sinh Sắc
 

nhà sàn
Mô hình nhà sàn và Ao sen
làng hòa an
Toàn cảnh Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

banner CDS
banner CDS
banner CDS
TKVB
 
QPPL
1022
TCD
BVHTTDL
CTTDTDT
LCT
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay119
  • Tháng hiện tại3,450
  • Tổng lượt truy cập1,108,750
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây