Theo ghi chép của Bảo tàng tỉnh, Hò Đồng Tháp xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XIX và phát triển làm 3 giai đoạn chính: Từ đầu thế kỷ XIX – 1945 là giai đoạn hình thành điệu hò; giai đoạn 1945 - 1954 phát triển điệu hò đều mang nội dung ủng hộ kháng chiến; giai đoạn 1954 – 1960 phổ biến điệu hò thể hiện tình yêu, những cảm xúc chân thật, mãnh liệt khi bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc. Hò Đồng Tháp thuộc loại hò trên đồng nước, vì vậy âm điệu luôn mang đậm nét trữ tình, sâu lắng nhưng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, thể hiện rõ tâm tư, tình cảm con người. Nội dung chủ yếu là thơ ca dân gian cho thấy sự chân thật, chất phác, cần cù trong sinh hoạt lao động thường ngày như, chèo ghe, cấy lúa,…
Trải qua bao thăng trầm và sự phát triển văn hóa – xã hội hiện đại, loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian này dần dần ít được phổ biết trong cộng đồng. Nhận thấy nguy cơ mai một làn điệu dân ca truyền thống, cùng với sự cố gắp phục hồi Hò Đồng Tháp của các nhạc sĩ, nghệ nhân địa phương, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 14/04/2021 về việc Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Đờn ca tài tử, Hò Đồng Tháp giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể, Kế hoạch bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hò Đồng Tháp chia làm 2 giai đoạn: từ năm 2021 – 2023 và từ năm 2024 – 2025.
Trong giai đoạn 1, toàn tỉnh bắt đầu củng cố, nâng cao chất lượng, bổ sung Hò Đồng Tháp vào hoạt động của CLB Đờn ca tài tử hiện có và mở thêm những CLB mới. Tổ chức nhiều “Liên hoan Đờn ca tài tử, hát Dân ca và Hò Đồng Tháp” định kỳ mỗi năm tại các cấp địa phương. Tham gia cuộc hội thi, liên hoan Đờn ca tài tử, Hát dân ca và Hò Đồng Tháp cấp khu vực và toàn quốc. Đồng thời, tổ chức biểu diễn giao lưu trong và ngoài nước để quảng bá loại hình di sản Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp.
Phát động nhiều cuộc thi sáng tác lời mới cho 20 Bài bản Tổ của nhạc tài tử Nam bộ, bài ca Vọng cổ và Hò Đồng Tháp định kỳ 2 năm 1 lần. Chọn những tác phẩm có chất lượng để phổ biến đến các CLB Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp ở cơ sở. Sưu tầm, in và phát hành tuyển tập “Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp”.
Mở lớp tập huấn, bồi dưỡng công chức văn hóa xã, phường, thị trấn và Chủ nhiệm CLB Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp về chuyên môn của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tổ chức truyền dạy, mời chuyên gia nói chuyện chuyên đề về Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp cho những hạt nhân văn nghệ các địa phương, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Hướng đến quảng bá, phổ biến Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp đến với cộng đồng ở nhiều thành phần, lứa tuổi. Tập trung nghiên cứu, chuẩn bị tốt cả về nội dung và hình thức để tổ chức đưa Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Xây dựng chuyên trang tuyên truyền, quảng bá về Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp trên các trang thông thông tin điện tử địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng.
Đến giai đoạn 2, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục thành lập thêm nhiều CLB Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp cấp xã, phường, thị trấn. Duy trì tổ chức “Liên hoan Đờn ca tài tử, Hát dân ca và Hò Đồng Tháp” cấp tỉnh định kỳ. Đồng thời, tham gia những cuộc hội thi, liên hoan cấp khu vực và toàn quốc; giao lưu Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp trong và ngoài nước. Địa phương tiếp tục phát động các cuộc thi sáng tác lời mới cho 20 Bài bản Tổ của nhạc tài tử Nam bộ, bài ca Vọng cổ và Hò Đồng Tháp định kỳ 2 năm 1 lần.
Nâng cao chương trình tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với cán bộ văn hóa xã, phường, thị trấn và Chủ nhiệm CLB Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp cấp huyện, cấp xã. Mở các lớp đào tạo năng khiếu Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền dạy Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp cho sinh viên, giáo viên dạy nhạc tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh.
Tập hợp, cập nhật thường xuyên tư liệu đã nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, tiến hành tư liệu hóa, số hóa các bài bản Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp. Nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, tìm hiểu và quảng bá loại hình nghệ thuật này trên phương tiện thông tin đại chúng, góp phần đưa Đờn ca tài tử và Hò Đồng Tháp trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng trong tỉnh.
Tác giả bài viết: SƯU TẦM
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn