Tiếp và làm việc với Bảo tàng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ bảy - 16/09/2017 13:00
Sáng ngày 13/9/2017, Bảo tàng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh đến Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp nghiên cứu, tìm hiểu giá trị các hiện vật về nghệ thuật kim hoàn và trang sức nền văn hóa Óc Eo của Đồng Tháp để chuẩn bị cho việc phối hợp thực hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
TS Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TPHCM đang trao đổi công việc với Bảo tàng Đồng Tháp
TS Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử TPHCM đang trao đổi công việc với Bảo tàng Đồng Tháp

Dẫn đầu đoàn công tác là Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn- Giám đốc Bảo tàng  và các cán bộ nghiệp vụ của Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếp đón và làm việc với đoàn công tác, có bà Đặng Thị Mai Yên, Phó giám đốc, ông Nguyễn Đình Tô, Trưởng Phòng nghiệp vụ và bà Nguyễn Thanh Thảo, Trưởng kho cơ sở Bảo tàng Đồng Tháp

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể từng hiện vật, Đoàn công tác Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh đã chọn lọc được 29 hiện vật về nghệ thuật kim hoàn và trang sức nền văn hóa óc eo tại Bảo tàng Đồng Tháp mang nét đặc sắc,  tiêu biểu và đặc trưng riêng cho văn hóa Óc Eo tại Đồng Tháp.

Văn hóa Óc Eo là một trong những nền văn hóa cổ, hình thành và phát triển trên cơ tầng bản địa trong khoảng 10 thế kỷ đầu công nguyên ở khu vực đồng bằng Nam bộ. Được phát hiện lần đầu tiên ở Óc Eo, Ba Thê (An Giang), sau đó được mở rộng ra phạm vi các tỉnh miền nam như: Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ…

Nghề thủ công truyền thống kim hoàn của các chủ nhân nền văn hóa Óc Eo đã đạt đến trình độ cao của nghệ thuật, được thể hiện qua hoa văn, hình tuợng nghệ thuật tạo ra các sản phẩm có giá trị vừa mang tính bản địa vừa thể hiện sự giao lưu kinh tế với các quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, La Mã, Ba Tư….

Có thể nói nghệ thuật chế tác đồ trang sức trong văn hóa Óc Eo là những thành công rực rỡ, phản ánh trình độ văn hóa, thẫm mỹ và kỹ thuật điêu luyện của những chủ nhân xưa ở vùng đất nam bộ nói chung, Đồng Tháp nói riêng.

Sau buổi làm việc này,  nhằm góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và văn hóa Đồng Tháp với công chúng  tham quan trong và ngoài nước. Bảo tàng Đồng Tháp sẽ có văn bản xin chủ trương của Tỉnh về việc phối hợp trưng bày hiện vật  nghệ thuật kim hoàn và trang sức nền văn hóa Óc Eo tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh.

Sau đây là một số hình ảnh làm việc và một số hiện vật tiêu biểu được chọn.
 

0 1
Các cán bộ chuyên môn đang tập trung nghiên cứu hiện vật
01
Chụp ảnh hiện vật – một trong những khâu của công tác
02
Hiện vật : Lá vàng hình chữ nhật. Trên lá vàng có chạm hình bánh xe sáu căm- vật tùy thân của Visnu; hình Dajra dạng đinh ba có ba răng (tia chớp sét)- vũ khí thường dùng của thần Indra và một hình không rõ dạng giống như dây gút hoặc vòng tròn có móc

 

03
Nhẫn vàng hình tròn, vỏng nhẫn tròn đặc, thuôn nhỏ về phần đối diện mặt nhẫn. Trên mặt nhẫn ở khoảng giữa khắc chìm hình con ốc Sanhkha, biểu tượng của thần Vishnu, xung quanh bên ngoài có hình dây lá cách điệu
04
Khuyên tai bằng vàng có chốt bấm. Hình tròn dẹt, không điều thuôn nhỏ dần về phía chốt bấm, mặt vành trơn, có đường lõm không trang trí hoa văn
05
Xâu chuỗi
 
image
Khuôn đúc bằng đá, có trang trí hoa văn khắc lõm ở giữa






 

Tác giả bài viết: Bảo Trân - Châu Nam 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

banner CDS
banner CDS
banner CDS
TKVB
 
QPPL
1022
TCD
BVHTTDL
CTTDTDT
LCT
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay29
  • Tháng hiện tại24,561
  • Tổng lượt truy cập1,129,861
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây