Đình Vĩnh Thới - Tân Hòa được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh

Thứ ba - 18/07/2017 10:24
Sáng ngày 04/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Lai Vung, Ban tế tự Đình thần Vĩnh Thới - Tân Hòa long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh. Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện, địa phương và đông đảo nhân dân 2 xã Vĩnh Thới, Tân Hòa đã đến dự.
Đình Vĩnh Thới - Tân Hòa được xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh
4
Quang cảnh buổi trao Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh
cho Đình Vĩnh Thới – Tân Hòa

Đình Vĩnh Thới - Tân Hòa có từ thời Nguyễn thuộc thôn Tân Hòa, huyện Vĩnh An, tỉnh Vĩnh Long. Lúc mới hình thành, đình được xây dựng bằng những vật liệu giản đơn có sẵn như gỗ, tre, lá, do vị tiền hiền tên Phạm Thượng là người đầu tiên có công khai hoang lập đình. Đình được vua Tự Đức ban tặng sắc phong Thần Bổn Cảnh Thành Hoàng đề vào ngày 29/11 năm Tự Đức thứ năm.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển hàng trăm năm, với nhiều lần trùng tu tôn tạo, di dời, ngày nay, Đình tọa lạc tại ấp Hòa Định, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Mặc dù đã nhiều lần di dời do biến thiên của thời cuộc nhưng Đình Vĩnh Thới - Tân Hòa vẫn còn giữ được những nét đặc trưng của loại hình kiến trúc tín ngưỡng truyền thống của ngôi đình ở Nam Bộ. Trong đó, nổi bật nhất là hệ thống kết cấu kiến trúc, hoành phi, liễn đối với nhiều nét chạm trổ đặc sắc.
 

5
Ông Nguyễn Ngọc Giàu, Giám đốc Bảo tàng Đồng Tháp
Công bố quyết định xếp hạng Đình Vĩnh Thới – Tân Hòa là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Tỉnh

 

Hằng năm, Ban tế tự Đình thần Vĩnh Thới - Tân Hòa đều tổ chức lễ hội cúng trong năm để tế cáo thần linh, trời đất cầu cho mùa màng được tốt tươi, người dân ấm no hạnh phúc. Các lễ cúng thường niên gồm có: khai sơn (mùng 7/01 âm lịch); Thượng điền (11-12/01 âm lịch); các ngày rằm lớn trong năm (15/01, 15/7, 15/10 âm lịch); Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch). Nghi thức và lễ vật dâng cúng trong các ngày lễ này đơn giản hơn so với lễ Kỳ yên Thượng Điền và Hạ Điền.

Trong các dịp lễ cúng thường niên,dịp lễ trọng đại nhất trong một năm được tổ chức vào ngày mùng 8 – 11/3 âm lịch với nội dung chính là lễ Kỳ yên Hạ điền và tế Quốc tổ Hùng Vương.

Qua hàng trăm năm, ngôi đình giữ nguyên vẹn giá trị lịch sử, nét kiến trúc, thẩm mỹ cao. Đình được xem là đối tượng nghiên cứu quan trọng của nhiều ngành khoa học xã hội như văn hóa, lịch sử, kiến trúc, ngôn ngữ. Đây cũng là nơi tín ngưỡng tiêu biểu ở địa phương, tổ chức lễ hội văn hóa, dân gian đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh cho người dân trong và ngoài xã.
 

6
Ông Nguyễn Hữu Lý, Phó Giám đốc Sở VHTTDL
 Trao Bằng công nhận cho UBND xã và Ban tế tự Đình Vĩnh Thới – Tân Hòa

Với những ý nghĩa đó, Đình Vĩnh Thới - Tân Hòa được UBND Tỉnh xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 1513/QĐ-UBND.HC ngày 22/12/2016. Đó là niềm tự hào của chính quyền và nhân dân trong huyện; góp phần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về ý nghĩa lịch sử - văn hóa truyền thống của ngôi đình; tôn vinh những vị tiền hiền - người có công đóng góp, giữ gìn, tôn tạo ngôi Đình.


 

 

 

Tác giả bài viết: Thành Thuận, Đình Tô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

banner CDS
banner CDS
banner CDS
TKVB
 
QPPL
1022
TCD
BVHTTDL
CTTDTDT
LCT
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay2,414
  • Tháng hiện tại28,018
  • Tổng lượt truy cập1,162,352
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây