Đuốc lá dừa - Giá trị văn hóa với cuộc sống của người dân Nam bộ

Thứ tư - 26/07/2017 14:42
Những ai từng sống ở Nam bộ vào những thập niên cuối của thế kỷ 20, đều có "Một thời để nhớ" về những "Ánh đuốc lập lòe" trong cảnh sinh hoạt về đêm ở nông thôn làng quê Nam bộ (đặc biệt là ở miền Tây Nam bộ) mà ngày nay, thỉnh thoảng ta bắt gặp hình ảnh ngọn đuốc lá dừa ở đâu đó hoặc một số nơi chỉ còn trong ký ức và sẽ dần phai theo năm tháng...
Đuốc lá dừa - Giá trị văn hóa với cuộc sống của người dân Nam bộ

Về lịch sử, chưa ai biết chính xác ngọn đuốc của nhân loại hình thành khi nào, nhưng có thể suy đoán, đuốc có thể được loài người sử dụng khi đã biết dùng lửa để làm chính thức ăn và sử dụng lửa trong sinh hoạt.

Hiện nay, ở Nam bộ, đuốc lá dừa ít người sử dụng, nhưng tên gọi và hình ảnh vẫn còn tồn tại trong ký ức người dân nơi đây. Bởi nó là vật dụng mộc mạc gắn bó với mọi gia đình, được sử dụng phổ biến trong cảnh sinh hoạt về đêm ở làng quê xưa, khi màn trời tĩnh mịch, chưa có hệ thống điện, đường làng ngoằn ngoèo nằm ẩn mình dưới những rặng cây um tùm. Những nóc gia chung thôn, xóm khi hừng đông cùng nhau đi chợ, cầm đuốc soi đường mang hàng nông sản "Cây nhà lá vườn" ra chợ bán, hoặc khi có công việc cần kíp muốn liên hệ nhau vào lúc đêm xuống, chỉ còn cách: thắp đuốc lên mà đi! chứ không như bây giờ đã có hệ thống điện chiếu sáng, đèn pin, đèn pha, đường sá đi lại dễ dàng, thuận tiện…

Thuở xưa, không gian sống ở nông thôn rộng, dừa được trồng khắp nơi, xung quanh bờ mương, đường làng ven rạch, vườn nhà, dừa trồng chen chút với những loại cây ăn quả khác. Tỉnh Bến tre được xem là thủ phủ của xứ dừa. Cơm dừa dùng làm kẹo, bánh, mứt, dầu dừa cho các bà, các mẹ, các chị và những cô thiếu nữ chảy tóc đen bóng, óng mượt; nước dừa là thức uống giải khát bổ dưỡng những trưa hè; thân dừa có nhiều công dụng cho người nông dân như làm nhà, bắc cầu, làm bọng nước, củi đốt và nhiều công dụng khác; lá dừa dùng lợp nhà, làm nón, giỏ, chổi, nhúm lửa và làm đuốc đi lại về đêm 

Trong cảnh đường làng hun hút về đêm, ánh đuốc đong đưa theo nhịp đánh tay của người cầm, nếu gặp "Thầy tổ sợ ma" thì ánh đuốc càng túa ra tia lửa, nhiều hay ít tùy theo tốc độ chạy, vệt lửa kéo dài như chuỗi của sao chổi Halley, hay cảnh bắn pháo bông mà nay ta được xem vào những dịp lễ, tết.

Đuốc nói chung, đuốc lá dừa nói riêng cũng để lại dấu ấn khó phai mờ trong đời sống con người. Đuốc dùng đi đường, dùng trong lao động sản xuất, săn bắt, trong kháng chiến v.v. Trong cảnh sinh hoạt nghèo làng quê thôn dã, sau ngày lao động miệt mài nơi đồng ruộng, chiều tối về đến mái nhà tranh vợ hay chồng, vớ lấy nắm lá dừa làm đuốc thắp sáng lên rọi luân phiên nhau tắm dưới bến sông hay sàn nước bên hông nhà, hoặc cảnh nghèo thiếu thốn đèn dầu, ánh đuốc bập bùng thắp sáng, cả nhà quây quần bên mâm cơm chiều tối cũng gợi lên tình cảnh chứa chan đằm thắm của cảnh sinh hoạt làng quê xưa.

Những chiều, cơn mưa đầu mùa bất chợt ập đến, làng quê nơi có nhiều vườn cây, bụi rậm, hang hốc là nơi trú ngụ của nhiều loài ếch, cóc, nhái v.v. là cơ hội để người dân nông thôn rủ nhau đốt đuốc lá dừa (về sau đuốc được thay bằng rọi quấn vải, nhúng dầu lửa và bây giờ là đèn pin, đèn pha), mang rọng, bao đi soi cóc nhái, ếch. Người đi soi đêm hú hí nhau rôm rã, ánh đuốc nhấp nhô sáng cả khu vườn hay cánh đồng nơi có nhiều cóc, nhái, ếch hội. Càng về khuya người đi soi càng bắt được nhiều cặp ếch to. Đi một hồi chắc chắn thế nào cũng mang về đầy rọng, đầy bao. Hay thợ đi rừng "Ăn ong" gọi theo cách của người làm nghề khai thác ong mật tự nhiên trong rừng khi xưa, dụng cụ đi rừng của họ luôn có bó đuốc mang theo, khi gặp tổ ong mồi lửa ung khói thổi vào tổ cho ong co cụm lại, không dám bay ra, người thu mật ong dễ dàng mà không bị những chú ông chỉ những chú ông thợ bay ra cắn đốt.

Còn nhớ thời kỳ đào kinh Vĩnh Tế nối Châu đốc Hà Tiên, dưới triều Nguyễn, kinh khởi đào từ năm 1819, sau 5 năm mới hoàn thành vào năm 1824, Thống chế Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại đốc suất việc đào kinh, theo tác giả Nguyễn Văn Hầu, trong tác phẩm Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền đất Hậu Giang, đã viết: để kinh được ngay thẳng, người ta đợi đến lúc ban đêm hướng dẫn dân phu rẽ sậy, rạch hoang dùng đuốc buộc vào sào cao rồi nhắm theo đường thẳng mà cắm. Muốn điều khiển cây "Sào lửa" cho thật ngay hàng, người ta cầm một cây rọi to đứng trên cao phất qua phất lại ra hiệu cho người cầm sào tìm đúng vị trí. Thật là một sáng kiến, ứng dụng hữu hiệu ánh đuốc trong lao động của tiền nhân, thay thế cho máy móc, quang trắc đo đạc hiện đại như ngày nay. Kết quả, con kinh được đào ngay ngắn, thẳng tắp còn hiện diện đến nay mà chúng ta được nhìn thấy ở vùng đất An Giang - Hà Tiên. Ngày nay, kinh Vĩnh Tế vẫn là một thủy đạo hữu ích trong chiến lược quốc phòng bảo vệ biên cương, giao thương, tưới tiêu, thoát mặn v.v. .Vì tầm quan trọng ấy mà kinh Vĩnh Tế dưới thời vua Minh Mạng, năm 1836, cho đúc Cửu đỉnh để làm quốc bảo, tượng trưng cho sự miên viễn của hoàng gia và vua cho chạm hình kinh Vĩnh Tế vào Cao Đỉnh. Cửu đỉnh có tên riêng: Huyền, Tuyên, Nghị, Chương, Cao, Nhơn, Anh, Thuần, Dụ.

Trong thời phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đuốc còn được dùng làm ám hiệu để truyền tín hiệu cho nhau của những người cùng chung tổ chức khi về đêm hay nhiều công dụng khác ngoài việc soi đường đi vào ban đêm. Phong trào Đồng Khởi đấu tranh giải phóng tỉnh Bến Tre năm 1960, "Đội quân tóc dài" sử dụng ngọn đuốc để soi đường, ánh sáng rực trời uy hiếp tinh thần địch đã góp phần làm nên chiến công lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam v.v.

Hình ảnh đuốc lá dừa đã đi vào lịch sử và được hiện diện nhiều trong các tác phẩm điện ảnh và tên đuốc lá dừa còn được dùng đặt tên tác phẩm văn học (Tiểu thuyết Đuốc Lá Dừa của tác giả Hoài Anh viết về cụ Nguyễn Đình Chiểu. Tiểu thuyết ca ngợi tâm hồn, nghĩa khí của người dân Nam bộ đối diện với bọn xâm lược Pháp. Tác phẩm rất thành công với những trang miêu tả về thiên nhiên và con người miệt vườn Nam bộ)…

42

Tác phẩm đuốc lá dừa (nguồn internet)

Dù mộc mạc và hình ảnh đi dần vào dĩ vãng, nhưng đuốc lá dừa đã gắn bó và giúp ích rất nhiều cho người dân nông thôn xưa, trong việc đi lại, lao động sản xuất, sinh hoạt. Đuốc là ánh sáng soi mọi nẻo đường đêm qua suốt thời kỳ dài của lịch sử, trong lúc hoàn cảnh kinh tế đất nước chưa phát triển, đời sống của người dân nông thôn Nam bộ nói chung và miền Tây nói riêng còn nhiều khó khăn, phương tiện sinh hoạt thiếu thốn, ánh sáng ngọn đuốc là rất hữu dụng đối với họ và sẽ là hình ảnh khó phải mờ trong ký ức, giúp họ thêm yêu và gắn bó với quê hương, hun đút thêm nghị lực, phấn đấu học tập, lao động, sản xuất để vươn lên cuộc sống ngày càng phát triển và thịnh vượng./.


 

 

 

Tác giả bài viết: Đặng Văn Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

banner CDS
banner CDS
banner CDS
TKVB
 
QPPL
1022
TCD
BVHTTDL
CTTDTDT
LCT
Thống kê lượt truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay1,293
  • Tháng hiện tại24,757
  • Tổng lượt truy cập1,159,091
Liên kết website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây